Sau khi ly hôn, nếu một bên cha/mẹ nuôi con thì bên còn lại phải có nghĩa vụ thăm nom, cấp dưỡng cho con. Việc có cấp dưỡng cho con hay không là tùy thuộc vào thỏa thuận của hai bên, nhưng nếu Quyết định của Tòa án có thể hiện nghĩa vụ cấp dưỡng mà bên còn lại trốn tránh thì sẽ xử lý như thế nào?
- Tư vấn cấp dưỡng cho con sau khi ly hôn.
- Tư vấn thỏa thuận của vợ chồng về người trực tiếp nuôi con, cấp dưỡng.
- Tư vấn giành quyền nuôi con, thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn.
- Tư vấn việc thay đổi quyền nuôi con sau ly hôn.
- Tư vấn về mức cấp dưỡng và thay đổi mức cấp dưỡng cho con.
- Tư vấn về độ tuổi của con để giải quyết tranh chấp quyền nuôi con, cấp dưỡng.
- Hướng dẫn, tư vấn cho khách chuẩn bị hồ sơ để nộp tại Tòa án có thẩm quyền.
- Soạn thảo đơn từ và các giấy tờ cần thiết cho khách hàng.
- Tư vấn bảo vệ quyền lợi cho quý khách tại các cấp tòa án và giải quyết tranh chấp có liên quan
Trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng được hiểu là việc người có nghĩa vụ cấp dưỡng cố tình không thực hiện việc cấp dưỡng với những người mà họ có nghĩa vụ cấp dưỡng; được biểu hiện bằng việc không chịu đóng góp tiền, tài sản để cấp dưỡng mặc dù có khả năng thực tế để thực hiện nghĩa vụ đó.
Như vậy, nếu nghĩa vụ cấp dưỡng đã được quy định bằng phán quyết của Tòa án mà bên có nghĩa vụ cấp dưỡng cố tình trốn tránh mặc dù có khả năng thực tế để thực hiện sẽ chịu trách nhiệm trước pháp luật dưới các hình thức sau:
- Xử phạt hành chính: Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu không thực hiện công việc phải làm theo bản án, quyết định.
- Xử phạt hình sự: Nếu trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng, làm cho người được cấp dưỡng lâm vào tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
Nếu quý khách cảm thấy khó khăn trong vấn đề cấp dưỡng cho con, các chuyên gia của V.L.C sẵn sàng hỗ trợ bằng dịch vụ chuyên nghiệp.