Thương hiệu và nhãn hiệu là hai thuật ngữ thường xuyên được nhắc đến trong đời sống, trong hoạt động kinh doanh thương mại. Tuy nhiên, V.L.C nhận thấy nhiều chủ thể nhầm lẫn về hai khái niệm này, cho rằng đây là hai khái niệm hoàn toàn đồng nhất. Liệu có thật sự chính xác? V.L.C xin đưa ra một số ý kiến giúp quý khách hàng nhận biết được sự khác biệt cơ bản của hai khái niệm này.
Để xây dựng một thương hiệu mạnh doanh nghiệp cần kết hợp giữa nhiều yếu tố như: chất lượng hàng hóa vượt trội, cách thức tương tác, tiếp xúc với khách hàng chuyên nghiệp, uy tín của doanh nghiệp trên thị trường, các hoạt động quảng cáo, truyền thông mạnh mẽ…
Tuy thuật ngữ thương hiệu được sử dụng rộng rãi trong hoạt động kinh doanh, thương mại nhưng đây không phải là một thuật ngữ pháp lý. Thay vào đó, pháp luật công nhận và bảo hộ thuật ngữ “nhãn hiệu”.
Nhãn hiệu (tiếng Anh: Trademark) là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau. Dấu hiệu dùng trong nhãn hiệu phải là dấu hiệu nhìn thấy được, theo quy định của pháp luật Việt Nam, những dấu hiệu không nhìn thấy được như âm thanh, mùi vị không được bảo hộ.
+ Nhãn hiệu phải độc đáo và/hoặc có khả năng phân biệt các sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp này với các sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp khác.
Nếu chỉ nhìn nhận dựa vào góc độ tên gọi, thì nhãn hiệu và thương hiệu rất khó phân biệt. Tuy nhiên, khi xem xét tổng thể các yếu tố cấu thành, chúng ta dễ dàng nhận ra, nhãn hiệu có thể được cấu thành là từ ngữ, hình ảnh hoặc sự kết hợp các yếu tố đó được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc. Nhãn hiệu được coi là một loại tài sản vô hình của người hoặc công ty thực hiện hoặc sản xuất. Còn nói tới thương hiệu người ta thường nói đến cả khẩu hiệu, nhạc hiệu mà điều này gần như không được đề cập trong nhãn hiệu hàng hóa.
Nhãn hiệu được đăng ký bảo hộ tại Cục Sở hữu trí tuệ trong khi thương hiệu lại không cần thực hiện thủ tục đăng ký bảo hộ mà do Công ty tự xây dựng.
+ Nhãn hiệu: Hiệu lực của Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có hiệu lực 10 năm kể từ ngày nộp đơn, và có thể gia hạn nhiều lần. Một cá nhân, tổ chức có thể sử dụng nhiều nhãn hiệu khác nhau trong quá trình kinh doanh. Ví dụ: Tập đoàn nước giải khát Tân Hiệp Phát có các nhãn hiệu khác nhau như: Trà xanh 0o , Number 1, Doctor Thanh…
Nhãn hiệu là tài sản vô hình mang lại giá trị to lớn cho doanh nghiệp, cá nhân. Việc xây dựng một nhãn hiệu, thương hiệu mạnh là sợi dây kết nối tình cảm tốt đẹp của người tiêu dùng về sản phẩm hay dịch vụ được cung cấp. Điều này làm cho người tiêu dùng, khách hàng phải nhớ tới mình mỗi khi họ có nhu cầu. Có thể nói nhãn hiệu là loại tài sản vô hình cốt lõi giúp cho cá nhân, doanh nghiệp chuyển đổi các giá trị vô hình thành hữu hình. Do đó, xây dựng và sở hữu một thương hiệu mạnh là lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp trên thương trường.
Không dừng lại ở đó, sở hữu một thương hiệu mạnh là niềm tự hào của doanh nghiệp, niềm tự hào của nhân viên công ty. Doanh nghiệp có thể dễ dàng nhận được sự ưu ái của người tiêu dùng, của truyền thông khi thực hiện hoạt động quảng bá hình ảnh công ty.
Và một điều không thể không nhắc tới, thương hiệu là tài sản của doanh nghiệp, sở hữu một thương hiệu mạnh là cách thức gia tăng giá trị tài sản của công ty. Như vậy làm thế nào để doanh nghiệp có thể xây dựng một thương hiệu mạnh?
Như vậy, thương hiệu - nhãn hiệu là hai vấn đề tuy khác biệt nhau nhưng luôn song hành bổ trợ cho nhau, đồng thời đem đến những lợi ích không thể phủ nhận được cho doanh nghiệp. Rõ ràng, để đạt được một thương hiệu cấp quốc tế vẫn còn là một bài toán khó đối với các doanh nghiệp Việt Nam.
V.L.C - Chất lượng chuyên nghiệp giải pháp tối ưu!
Đến với V.L.C Quý khách không đi lại, không đợi chờ được tư vấn và thực hiện tận nơi!
Ý kiến bạn đọc